Nhưng không chỉ riêng trong ẩm thực, loài cây gia vị này xuất hiện rất nhiều trong đời sống thường ngày của người Thái. Họ trồng sả quanh nhà, từ những mái nhà tranh vùng nông thôn hay những khu villa sang trọng để tránh muỗi và côn trùng. Họ chiết xuất tinh dầu sả làm dược phẩm, làm hương liệu cho mỹ phẩm, cho các liệu pháp thư giãn truyền thống. Họ uống trà thơm đun lên từ than cây sả. Họ đưa sả vào hầu hết các món ăn hàng ngày.
Sả là loại cây gia vị được trồng nhiều ở vùng Đông Nam Á, được sử dụng phổ biến trong ẩm thực Thái Lan và Việt Nam. Hai nền ẩm thực này tuy gần nhau về nguyên liệu nhưng lại khác xa nhau về cách kết hợp, tạo nên hai dấu ấn đặc trưng khiến các du khách phương Tây mê mẩn và đem lòng yêu mến. Nếu ẩm thực Việt Nam thanh tao dịu nhẹ, chú trọng vào nguyên liệu tươi ngon, hài hòa thì các món ăn Thái thường được miêu tả là bùng nổ, cay nồng. Và sả đóng một vai trò rất quan trọng trong bức tranh nhiều hương vị đó của nền ẩm thực Thái Lan.
Các món ăn Thái thường được miêu tả là bùng nổ, cay nồng. Và sả đóng một vai trò rất quan trọng trong bức tranh nhiều hương vị đó của nền ẩm thực Thái Lan.
Không một vị du khách nào có thể bỏ qua Tom Yum – món canh chua cay của xứ sở chùa Vàng. Tom Yum ngoài vị cay từ ớt, vị chua từ nước cốt chanh tươi còn có một mùi hương đặc trưng của sả. Thế nhưng ít ai biết, hầu hết các món canh hải sản như cá, tôm, sò… của người Thái đều không thể vắng bóng cây sả. Sả được chẻ thành khúc ngắn, đập dập và đun sôi trước khi đầu bếp cho bất cứ một nguyên liệu nào khác để tạo ra một nồi nước dùng thơm ngon đậm đà.