Trồng sả trên vùng đất nhiễm mặn

Trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với biến đổi khí hậu, thời gian gần đây, người dân huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang đã ưu tiên chọn cây sả là hướng đi mới để phát triển kinh tế.

Theo ông Nguyễn Văn Hải, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Tân Phú Đông, hiện toàn huyện có trên 1.500 ha trồng sả với sản lượng 22.000 tấn/ năm, được tập trung chủ yếu tại các xã Phú Thạnh, Phú Đông, Phú Tân…

Cây sả là giống cây dễ trồng, ít sâu bệnh. Vào mùa khô, nếu thiếu nước tưới thì dùng nước có độ mặn thấp thì cây sả vẫn thích ứng được. Đây là ưu điểm lớn được nhân dân ưu tiên lựa chọn làm cây trồng chủ lực phát triển kinh tế tại vùng đất nhiễm mặn.

Trong những năm qua, nhiều hộ dân nhờ trồng sả mà đã có cuộc sống ngày càng phát triển hơn, điều kiện kinh tế ổn định, chính vì vậy diện tích trồng sả ngày càng được tăng lên. Hiện nay, cây sả đã xuất hiện khắp nơi trên địa bàn huyện, không chỉ trồng chuyên canh, cây sả còn được được trồng xen canh ở bất cứ nơi nào có đất trống.

Ông Lê Văn Tốt, xã Phú Thạnh, huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang cho biết, những năm trước gia đình trồng lúa, tuy nhiên với điều kiện khắc nghiệt nên năng suất không cao, từ khi trồng sả, hiệu quả kinh tế tăng gấp khoảng 3 lần so với trồng lúa, nên điều kiện kinh tế gia đình phát triển bền vững hơn.

Với năng suất khoảng 15 tấn/ha, mỗi ha sả thu hoạch đúng thời điểm thu từ 70-90 triệu đồng, trừ chi phí, nông dân còn lãi khoảng 50%. Đây là nguồn thu đáng kể đối với nông dân trong tình hình mùa khô hạn và xâm nhập mặn tại huyện cù lao Tân Phú Đông đang bước vào thời kỳ cao điểm.

Cây sả không chỉ mang lại lợi nhuận cho người trồng mà còn góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương nhờ việc thu hoạch sả. Cây sả được xem là cây trồng xóa đói giảm nghèo hiệu quả trên vùng đất cù lao Tân Phú Đông.

Ông Nguyễn Văn Hải, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Tân Phú Đông, cho biết từ cây màu bình thường ít được chú ý, thông qua những nông dân nhạy bén, sả đã trở thành cây làm giàu cho miền đất mặn. Hầu hết những hộ trồng sả ở Tân Phú Đông đều thành công, có thu nhập khá.

Hiện diện tích sả tại Tân Phú Đông đã mở rộng lên trên 800 ha, tăng hơn 200 ha so với cùng kỳ năm trước, trở thành địa phương có vùng chuyên canh sả lớn nhất tỉnh Tiền Giang mang lại nguồn lợi kinh tế quan trọng.

Từ thực tế sản xuất hiệu quả của bà con, cây sả đang trở thành cây trồng chủ lực của các xã ven biển Tân Phú Đông, gồm Phú Đông, Phú Tân, Phú Thạnh…

Tiềm năng lớn lao này đang được nông dân phát huy để làm giàu cho kinh tế hộ cũng như góp phần đổi mới nông nghiệp, nông thôn. Hiện nay, với sản lượng sả thương phẩm trên 20.000 tấn/năm, Tân Phú Đông là nơi cung cấp lượng sả lớn nhất tỉnh Tiền Giang, chủ yếu phục vụ thị trường TP Hồ Chí Minh.

Trong tương lai, huyện Tân Phú Đông đang có hướng phát triển diện tích trồng sả lên khoảng 1.000 ha. Để hướng đến phát triển cây sả ổn định, bền vững, ngành chức năng của huyện sẽ tăng cường hỗ trợ khoa học – kỹ thuật cho bà con nông dân.

Đồng thời hiện đang kêu gọi doanh nghiệp vào đầu tư nhà máy chế biến ra các sản phẩm từ cây sả, chế biến phân hữu cơ từ lá sả… Trước mắt đã có doanh nghiệp đến vùng đất này để đầu tư xây dựng cơ sở chiết xuất tinh dầu sả.

Mộc Thủy Farm tự hào cùng đồng hành với bà con Tiền Giang mở rộng quy mô canh tác sả trên vùng đất khắc nghiệt này.

Nguồn: baomoi.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button